Đánh giá nguy cơ tim mạch: Người ≥ 20 tuổi nên đánh giá nguy cơ tim mạch từ 3 đến 5 năm bằng thang điểm Framingham hoặc thang điểm của ACC/AHA (nguy cơ tim mạch 10 năm).
Các nguy cơ tim mạch chính có thể điều chỉnh được bao gồm: chế độ ăn, hút thuốc lá, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, béo phì, ít hoạt động thể lực, tiểu đường.
Tăng huyết áp: nên tầm soát từ lúc ≥ 18 tuổi. Chưa xác định rõ khoảng thời gian tối ưu cho tầm soát , theo hướng dẫn của USPSTF 2015 khuyến cáo tầm soát mỗi năm cho người >= 40 tuổi hoặc người có nguy cơ cao tăng huyết áp (HA 130-139/85-89 mmHg có thừa cân hoặc béo phì); người 18-39 tuổi có HA bình thường (<130/85 mmHg, không có nguy cơ nên tầm soát mỗi 3-5 năm)

Rối loạn Lipid máu:
►17-21 tuổi tầm soát 1 lần.
► Kết quả tầm soát bình thường trước 21 tuổi và nguy cơ cao: nên tầm soát khi 25 tuổi ở nam và 35 tuổi ở nữ (có hơn 1 yếu tố nguy cơ như :tăng HA, tiểu đường, hút thuốc lá, bệnh sử gia đình hoặc có 1 nguy cơ nặng như nghiện thuốc lá nặng hoặc nhiều anh em ruột có bệnh mạch vành).
► Kết quả tầm soát bình thường trước 21 tuổi và không có nguy cơ cao: nên tầm soát khi 35 tuổi ở nam và 45 tuổi ở nữ.
►Người không có bất thường mở máu nên tầm soát mỗi 5 năm và chấm dứt tầm soát ở tuổi 65.
►Nên xét nghiệm cholesterol toàn phần và HDL hơn là Lipid toàn phần và xét nghiệm này không cần nhịn đói.
Béo phì: Xác định bằng chỉ số BMI, chọn lựa bệnh nhân điều trị nên dựa trên đánh giá nguy cơ.
Vận động thể lực: nên tập thể dục đều giữ thể chất và cân nặng lý tưởng.
Tiểu đường: tầm soát tiểu đường là 1 phần của việc đánh giá nguy cơ tim mạch nên thực hiện ở người lớn có tăng HA; rối loạn mỡ máu; người 40-70 tuổi có BMI >= 25. Xét nghiệm nên làm là đường huyết đói (nên làm tĩnh mạch hơn là ngón tay), làm HbA1c khi bệnh nhân có nhiều nguy cơ hoặc chuyển hóa đường bất thường hoặc không thuận tiện cho thử đường đói.
Aspirin: sử dụng phòng ngừa bệnh tim mạch khi có chỉ định.
Các phương tiện tầm soát khác sẽ được khảo sát thêm khi có chỉ định như CRP, đo độ dầy động mạch cảnh, chụp CT tính điểm vôi hóa động mạch vành, Homocysteine, Lipoprotein(a)
Ghi chú:
ACC/AHA: American College of Cardiology (ACC)/American Heart Association
USPSTF: The US Preventive Services Task Force
Nguồn: Preventive care in adults: Recommendations