BS.Trần Thị Như Hoa

TRẦM CẢM VÀ BỆNH TIM

TRẦM CẢM VÀ BỆNH TIM

Chia sẻ:

Share on facebook
Share on linkedin
Share on twitter
Share on email
Trầm cảm là bệnh thường gặp ở bệnh nhân tim mạch thường là cảm giác buồn bã không có hứng thú với bất kì sự việc gì thường là sau nhồi máu cơ tim, phẫu thuật tim, nằm viện hoặc mới phát hiện bệnh tim. Các triệu chứng này có thể tạm thời rồi trở về bình thường cũng có thể càng lúc càng nặng lên trong vài tuần. Khi trạng thái trầm cảm nặng và các triệu chứng kéo dài mỗi ngày và trên 2 tuần thì cần phải điều trị để giúp bệnh nhân hồi phục.

TÁC ĐỘNG CỦA TRẦM CẢM LÊN BỆNH TIM MẠCH

Khoảng 15 % bệnh nhân tim mạch đã từng bị trầm cảm, con số này lên đến 20% ở bệnh nhân đã từng mổ bắc cầu mạch vành. Các nghiên cứu cho thấy rằng căng thẳng về tinh thần sẽ tác động xấu tới sức khỏe tim mạch. Đặc biệt khi:
– Căng thẳng không kiểm soát sẽ dẫn đến cao huyết áp, tổn thương động mạch, rối loạn nhịp tim, suy yếu hệ thống miễn dịch.
– Những bệnh nhân trầm cảm cho thấy có sự tăng hoạt tính tiểu cầu, giảm hoạt động tim, tăng dấu chứng viêm (C-reactive protein)
– Ở người bệnh tim, trầm cảm làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, cục máu đông. Ở người không bệnh tim, trầm cảm làm tăng nhồi máu cơ tim và bệnh mạch vành.
– Trong 1 nghiên cứu khác, trầm cảm làm tăng nguy cơ tử vong 17% trong 6 tháng sau nhồi máu cơ tim (trong khi đó tỉ lệ này chỉ có 3% ở bệnh nhân không có trầm cảm)
– Sau mổ tim trầm cảm sẽ làm tăng đau đớn, mệt mỏi, trì trệ hoặc tăng trạng thái cô lập với xã hội. Những bệnh nhân đã từng mổ bắc cầu nếu có trầm cảm không sẽ tăng tỉ lệ tử vong.
– Những bệnh nhân suy tim có trầm cảm sẽ tăng nguy cơ tái nhập viện và tử vong.
– Những bệnh nhân bệnh tim và trầm cảm cũng có sức khỏe kém hơn (qua các nghiên cứu đánh giá về chất lượng sống). Hơn nữa những bệnh nhân này cũng có đáp ứng gắng sức trên thảm lăn (treadmill exercise) và tuân thủ việc dùng thuốc kém hơn những bệnh nhân bệnh tim mà không có trầm cảm.
– Những lối sống không lành mạnh thường đi kèm với trầm cảm là: hút thuốc lá, uống rượu quá nhiều, ít tập thể dục, ăn uống thiếu chất, thiếu giao tiếp xã hội.
– Trầm cảm đã được chứng minh là yếu tố nguy cơ quan trọng trong bệnh tim mạch nên hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ đã khuyến cáo tất cả bệnh nhân tim mạch cần phải được tầm soát trầm cảm bằng cách sử dụng bảng câu hỏi tầm soát trầm cảm (Patient Health Questionaire)

TRẦM CẢM VÀ BỆNH TIM
TRẦM CẢM VÀ BỆNH TIM

“TRẦM CẢM VÀ BỆNH TIM” : KHI NÀO TÌM KIẾM SỰ GIÚP ĐỠ

Nếu bạn mới mổ tim, nhồi máu cơ tim hoặc có những bệnh lý tim mạch khác mà có cảm giác buồn bã, khí sắc trầm cảm trong vài tuần đầu tiên.
Tuy nhiên cần phải điều trị khi trầm cảm nặng và đi kèm những triệu chứng khác (như không muốn hoạt động, không hứng thú khi gặp gỡ gia đình và bạn bè, tăng những suy nghĩ tiêu cực và buồn bã).
Nếu không điều trị trầm cảm càng nặng hơn. Ở bệnh nhân tim mạch trầm cảm làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và bệnh mạch vành. Hãy nói những triệu chứng cho bác sĩ biết để bắt đầu được điều trị bằng những thuốc chống trầm cảm an toàn. Bác sĩ của bạn cũng có thể gửi bạn đến những chuyên gia về tâm thần để điều trị nếu cần.
Khi trầm cảm ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của bạn (các mối quan hệ, công việc ở cơ quan hoặc ở nhà) bạn cần nhận được sự giúp đỡ để tránh vấn đề tồi tệ thêm.
Những lý do đặc biệt cần phải được trợ giúp gồm:
– Cảm giác tiêu cực, không hứng thú kéo dài mỗi ngày từ 2 tuần trở lên
– Cảm thấy khó khăn, buồn bã, thiếu năng động, kém tự tin hơn trong tham gia hồi phục chức năng tim mạch sau khi bị bệnh tim
– Cảm thấy rất khó khăn trong những hoạt động hàng ngày, hoạt động xã hội và / hoặc trong công việc
– Bạn không có bất kỳ người nào để chia sẻ suy nghĩ dẫn đến bạn có khuynh hướng không giao tiếp và cô lập. Điều này gây khó khăn hơn trong việc nhận được những trợ giúp xã hội trong thời điểm khó khăn này.
– Bạn có ý nghĩ muốn tự sát: điều này không chỉ gây bất lợi cho bạn mà còn cho gia đình và bạn bè, bạn cần gọi ngay cho bác sĩ và đến ngay trung tâm cấp cứu gần nhất để được giúp đỡ

TRẦM CẢM ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN NHƯ THẾ NÀO?

Điều quan trọng nhất của chẩn đoán và điều trị trầm cảm là nhận ra người đó đang mắc bệnh trầm cảm, khoảng 50% bệnh nhân có trầm cảm nhưng chưa hề được chẩn đoán và điều trị. Việc không điều trị có thể đe dọa cuộc sống vì có tới 10% bệnh nhân trầm cảm có ý định tự sát. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng của bạn bằng cách hỏi những triệu chứng và sẽ chú ý đến những triệu chứng trầm cảm sau đây:
– Không có những hoạt động xã hội
– Thiếu hứng thú với những lần thăm hỏi của gia đình và bạn bè, gia tăng những suy nghĩ tiêu cực
– Buồn bã
Đôi khi các triệu chứng trầm cảm có thể nặng hơn do thuốc, rối loạn về thể chất, nhiễm siêu vi, bệnh. Bác sĩ sẽ khám và xét nghiệm để xác định nguyên nhân.
Bác sĩ cũng sẽ hỏi bệnh sử cá nhân và gia đình cũng như việc sử đụng thuốc hoặc rượu.
Mặc dù không có những xét nghiệm máu đặc hiệu để chẩn đoán trầm cảm nhưng cũng có những phương tiện tầm soát và tiêu chuẩn để chẩn đoán thích hợp.
Tổ chức PSTF (The U.S Preventive Services Task Force) đã khuyến cáo các bác sĩ sử dụng 2 câu hỏi tầm soát trầm cảm gọi là Patient Health Questionaire (PHQ-2) bao gồm:
1. Hơn 2 tuần qua bạn có buồn bã, suy sụp hoặc vô vọng?
2. Hơn 2 tuần qua bạn có cảm thấy thiếu quam tâm, chú ý khi làm việc không?
3. Nếu bạn trả lời có cho cả 2 câu hỏi này có khả năng cao bạn bị trầm cảm và bác sĩ sẽ giúp bạn điều trị nếu cần. Bác sĩ cũng có thể sử dụng bảng câu hỏi Patient Health Questionaire 9 (PHQ-9) bao gồm 9 câu hỏi để xác định trầm cảm rõ hơn và hướng dẫn điều trị.

TRẦM CẢM ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO?

Có nhiều phương pháp điều trị trầm cảm. Trầm cảm nặng có thể được điều trị bằng thuốc chống trầm cảm, điều trị tâm lý (tư vấn hoặc nói chuyện), hoặc phối hợp cả 2. Thuốc chống trầm cảm an toàn hơn như: SSRIs (ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc) được đánh giá là an toàn cho những bệnh nhân tim. Thuốc chống trầm cảm sertraline (Zoloft) và citalopram (Celexa) được nhiều nghiên cứu đánh giá an toàn ở bệnh nhân bệnh tim.
Điều trị tâm lý giúp tăng hòa nhập xã hội và làm bệnh nhân suy nghĩ tích cực hơn, những cuộc nói chuyện ngắn là thích hợp nhất cho những bệnh nhân trầm cảm có bệnh tim.
Lối sống lành mạnh bao gồm tập thể dục đều đặn, ngủ đủ giấc, chế độ ăn cân bằng cũng như có kế hoạch thư giãn và xả stress có thể giúp kiểm soát trầm cảm, tập thể dục cũng có hiệu quả đáng kể lên trầm cảm.
Những nghiên cứu can thiệp chính cả về dược học (SADHART, CREATE) và trị liệu tâm lý (ENRICHD) đã được thực hiện ở bệnh nhân trầm cảm sau nhồi máu cơ tim. Những nghiên cứu này đã giúp các bác sĩ hiểu rõ hơn về mối liên hệ điều trị trầm cảm và bệnh tim để có hướng điều trị tối ưu. Những bệnh nhân đã từng bị trầm cảm hoặc đang trầm cảm nặng có thể đáp ứng tốt hơn với điều trị thuốc.

GHI NHỚ CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT TRẦM CẢM

– Thay quần áo hàng ngày
– Thực hành các động tác kiểm soát căng thẳng và thư giãn
– Ra ngoài và đi bộ mỗi ngày
– Theo dõi và điều chỉnh chế độ tập luyện
– Hỏi bác sĩ về chương trình hồi phục tim mạch
– Ghi lại các sở thích và hoạt động xã hội mà bạn yêu thích
– Chia sẻ suy nghĩ với bạn đời, bạn bè hoặc đồng nghiệp
– Trong giai đoạn hồi phục sau mổ hoặc nằm viện, tùy thuộc vào cảm giác của bạn nên giới hạn thời gian thăm viếng ngắn khoảng 15 phút lúc đầu sau đó có thể tăng dần lên.
– Ngủ đủ giấc
– Ăn đủ chất theo các tư vấn dinh dưỡng
– Hỏi bác sĩ để nhận được sự trợ giúp theo nhóm (nhóm những bệnh nhân mổ tim và nhóm gia đình)
– Không nên có những thói quen có hại như: hút thuốc lá, sử dụng thuốc gây nghiện, uống rượu quá mức, ăn quá nhiều vì các thói quen này sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tim và đột quỵ.
KẾT LUẬN
Phát hiện và điều trị trầm cảm sớm ở bệnh nhân tim là rất quan trọng để nâng cao chất lượng sống và có thể ngăn ngừa nhồi máu cơ tim. Khi không được điều trị , trầm cảm có thể làm nặng thêm và làm tăng nguy cơ bệnh tim.Hiện tại phương pháp điều trị an toàn đã có sẵn để giúp bạn chống trầm cảm và kiểm soát các bệnh tim mạch.
Sống với một người bị trầm cảm có thể rất khó khăn và cần có sự ủng hộ, giúp đỡ của gia đình, bạn bè.
BS. Trần Thị Như Hoa
Ref:
1/https://www.uptodate.com/…/screening-for-depression-in-adul…
2/https://www.uptodate.com/…/psychosocial-factors-in-acute-my…
3/http://my.clevelandclinic.org/…/st…/depression-heart-disease

BÀI VIẾT TƯƠNG TỰ

Tư vấn phòng đột quỵ
Bài viết

Tư vấn phòng đột quỵ

HEALTH TALK Buổi tư vấn sức khỏe về đột quỵ và cách phòng ngừa, đề tài luôn được các cô chú anh chị quan tâm